Tại Điều 30 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng 2015 quy định về chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng như sau:
Quy định tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng
Tại Điều 28 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng 2015 quy định về việc tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
+ Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp khi chức vụ, chức danh đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí;
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ.
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng 2015, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
- Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ Quân đội nhân dân;
+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đối với công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quốc phòng.
- Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao, người đạt giải trong cuộc thi tay nghề quốc gia, quốc tế thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Quy định về xếp loại, nâng hạng, nâng bậc công nhân quốc phòng
Theo Điều 29 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng 2015 quy định về việc xếp loại, nâng hạng, nâng bậc công nhân quốc phòng như sau:
- Công nhân quốc phòng được xếp loại như sau:
+ Loại A gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành;
+ Loại B gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng;
+ Loại C gồm công nhân quốc phòng có chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
- Khi quân đội có nhu cầu, công nhân quốc phòng được xét hoặc thi nâng loại nếu hoàn thành tốt hoặc xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; có văn bằng phù hợp.
- Chính phủ quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng.
Quyết định về việc công nhận kết quả xét tuyển viên chức y tế năm 2023 của Bệnh viện đa khoa huyện Mường La
Quy định tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng (Hình ảnh từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Dự thảo Quyết định tuyển dụng và Quyết định xếp lương công chức
Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Dự thảo Quyết định tuyển dụng và Quyết định xếp lương công chức
Thông tư áp dụng đối với các chức danh viên chức đang làm công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Cụ thể, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành an toàn thông tin, bao gồm:
An toàn thông tin hạng I - Mã số V.11.05.09
An toàn thông tin hạng II - Mã số V.11.05.10
An toàn thông tin hạng III- Mã số V.11.05.11
An toàn thông tin hạng IV- Mã số V.11.05.12
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, bao gồm:
Công nghệ thông tin hạng I - Mã số V.11.06.12
Công nghệ thông tin hạng II - Mã số V.11.06.13
Công nghệ thông tin hạng III- Mã số V.11.06.14
Công nghệ thông tin hạng IV- Mã số V.11.06.15 .
Thông tư cũng quy định rõ nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp đối viên chức chuyên ngành an toàn thông tin và công nghệ thông tin từ hạng IV đến hạng I.
Theo đó, yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng I là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 6 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng II hoặc tương đương đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 2 đề tài, đề án, dự án, chương trình về lĩnh vực an toàn thông tin cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, ngành hoặc cấp tỉnh mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, ban hành; hoặc chủ trì xây dựng phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin đối với ít nhất 2 hệ thống thông tin cấp độ 4,5 được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc chủ trì nghiên cứu, phát triển ít nhất 1 sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên.
Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng II là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 2 (hai) đề tài, đề án, dự án, chương trình về lĩnh vực an toàn thông tin từ cấp cơ sở trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, ban hành; hoặc chủ trì hoặc tham gia xây dựng phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với ít nhất 2 hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên được cấp có thẩm quyền nghiệm thu; hoặc chủ trì xây dựng ít nhất 2 (hai) quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật về an toàn thông tin được cấp có thẩm quyền ban hành; hoặc tham gia nghiên cứu, phát triển ít nhất 1 sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.
Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng III là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 2 năm (đủ 24 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Đối với các viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 6 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng II hoặc tương đương đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 2 đề tài, đề án, dự án, chương trình về lĩnh vực công nghệ thông tin cấp nhà nước, cấp bộ, ban, ngành hoặc cấp tỉnh mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, ban hành; hoặc chủ trì thẩm định ít nhất 2 dự án công nghệ thông tin nhóm A, B được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc chủ trì nghiên cứu, phát triển ít nhất 1 sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên.
Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng II là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 2 đề tài, đề án, dự án, chương trình về lĩnh vực công nghệ thông tin từ cấp cơ sở trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, ban hành; hoặc chủ trì hoặc tham gia thẩm định ít nhất 2 dự án công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 2 quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật về công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền ban hành; hoặc tham gia nghiên cứu, phát triển ít nhất 1 giải pháp công nghệ đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.
Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng III là có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 2 năm (đủ 24 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng, 3 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận của viên chức. Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022; bãi bỏ các Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin; Thông tư số 29/2020/TT-BTTTT ngày 28/102020 hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin.
(CTTĐTBP) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ký ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin (trong trường hợp đơn vị sự nghiệp bố trí vị trí chuyên trách an toàn thông tin theo đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Đồng thời, áp dụng đối với các chức danh viên chức đang làm công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành an toàn thông tin, bao gồm: An toàn thông tin hạng I - Mã số V.11.05.09; An toàn thông tin hạng II - Mã số V.11.05.10; An toàn thông tin hạng III- Mã số V.11.05.11; An toàn thông tin hạng IV- Mã số V.11.05.12
Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, bao gồm: Công nghệ thông tin hạng I - Mã số V.11.06.12; Công nghệ thông tin hạng II - Mã số V.11.06.13; Công nghệ thông tin hạng III- Mã số V.11.06.14; Công nghệ thông tin hạng IV- Mã số V.11.06.15.
Thông tư cũng quy định rõ nhiệm vụ; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp đối viên chức chuyên ngành an toàn thông tin và công nghệ thông tin từ hạng IV đến hạng I.
Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận của viên chức. Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin theo quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin và Thông tư số 29/2020/TT-BTTTT ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin và đơn vị không bố trí vị trí chuyên trách an toàn thông tin thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin tương ứng. Cụ thể như sau: Quản trị viên hệ thống hạng I (mã số V11.06.12), kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I (mã số V11.07.16), phát triển phần mềm hạng I (mã số V11.08.19), an toàn thông tin hạng I (mã số V11.05.09) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng I (mã số V11.06.12). Quản trị viên hệ thống hạng II (mã số V11.06.13), kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II (mã số V11.07.17), phát triển phần mềm hạng II (mã số V11.08.20), an toàn thông tin hạng II (mã số V11.05.10) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng II (mã số V11.06.13). Quản trị viên hệ thống hạng III (mã số V11.06.14), kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III (mã số V11.07.18), phát triển phần mềm hạng III (mã số V11.08.21), an toàn thông tin hạng III (mã số V11.05.11) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng III (mã số V11.06.14). Quản trị viên hệ thống hạng IV (mã số V11.06.15), phát triển phần mềm hạng IV (mã số V11.08.22) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin hạng IV (mã số V11.06.14).
Viên chức chuyên trách an toàn thông tin (trong trường hợp đơn vị có bố trí vị trí chuyên trách an toàn thông tin) đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức an toàn thông tin theo quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 29/2020/TT-BTTTT thì tiếp tục giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin tương ứng theo Thông tư này.
Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin, quản trị viên hệ thống, kiểm định viên công nghệ thông tin, phát triển phần mềm theo quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT được tính là thời gian giữ chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin để xác định điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin theo quy định tại Thông tư này. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022. Đồng thời, bãi bỏ Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin; Thông tư số 29/2020/TT-BTTTT ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin./.
Vừa qua, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 208/2017/TT-BQP hướng dẫn chuyển xếp lương đối với sĩ quan, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp.
Đối tượng áp dụng bao gồm: Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế và nhiệm vụ mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan; công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Căn cứ vào vị trí, chức danh chuyên môn kỹ thuật mới được đảm nhiệm và hệ số lương cấp bậc quân hàm hoặc nâng lương của sĩ quan đang hưởng để chuyển xếp vào hệ số lương quân nhân chuyên nghiệp theo quy định.
Trường hợp sĩ quan được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp mà hệ số lương quân nhân chuyên nghiệp thấp hơn hệ số lương cấp bậc quân hàm hoặc nâng lương sĩ quan thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa lương cấp bậc quân hàm hoặc nâng lương sĩ quan với hệ số lương quân nhân chuyên nghiệp. Hệ số chênh lệch bảo lưu được hưởng trong suốt thời gian làm việc còn lại của quân nhân chuyên nghiệp và tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định.
Thời điểm xét nâng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp lần sau được tính kể từ tháng, năm ký Quyết định thăng cấp bậc quân hàm sĩ quan hoặc nâng lương sĩ quan.
Trường hợp viên chức quốc phòng chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trước khi được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp thì chuyển xếp lương theo 03 bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào loại, nhóm lương viên chức quốc phòng đang hưởng để chuyển xếp lương sang loại, nhóm lương tương ứng của quân nhân chuyên nghiệp. Lấy hệ số lương của viên chức quốc phòng đang hưởng cộng với hệ số lương chênh lệch cao hơn của quân nhân chuyên nghiệp so với viên chức quốc phòng theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Bước 2: Căn cứ vào vị trí, chức danh chuyên môn kỹ thuật được tuyển chọn trong biểu tổ chức biên chế để xác định loại, nhóm lương được hưởng trong Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp.
Bước 3: Căn cứ vào kết quả hệ số lương của Bước 1, thực hiện chuyển xếp vào bậc có hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất trong loại, nhóm lương quân nhân chuyên nghiệp đã được xác định tại Bước 2.
Thời điểm xét nâng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp lần sau được tính kể từ tháng, năm ký Quyết định tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp.
Theo Thông tư, trường hợp viên chức quốc phòng đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trước khi được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, thực hiện chuyển xếp lương theo 03 bước như sau:
Bước 1: Căn cứ vào loại, nhóm lương viên chức quốc phòng đang hưởng để chuyển xếp lương sang loại, nhóm lương tương ứng của quân nhân chuyên nghiệp. Lấy tổng hệ số lương bao gồm hệ số lương theo bậc lương và hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung (quy đổi ra hệ số = hệ số bậc lương cuối cùng x tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung) của viên chức quốc phòng đang hưởng cộng với hệ số lương chênh lệch cao hơn của quân nhân chuyên nghiệp so với viên chức quốc phòng theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Bước 2 và Bước 3 được thực hiện như quy định của Bước 2, Bước 3 của trường hợp viên chức quốc phòng chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trước khi được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp.
Thời điểm xét nâng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp lần sau được tính kể từ tháng, năm ký Quyết định tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2017.