Khi lên đại học, sinh viên sẽ vẫn được nghỉ hè như hồi còn học cấp 2, cấp 3, thời gian nghỉ hè thường sẽ khéo dài khoảng 3 tháng. Trong thời gian đó, các em có thể tranh thủ nghỉ ngơi, về quê thăm gia đình, đi du lịch để giải trí, thư giãn. Song song đó, sinh viên cũng nên dành thời gian để trau dồi thêm nhiều điều hữu ích cho bản thân. Dưới đây là 6 điều sinh viên nên làm khi nghỉ hè để phát triển bản thân mà các em có thể tham khảo:
Nên trau dồi, củng cố kiến thức khi nghỉ hè
Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên, chính vì thế, khi nghỉ hè, sinh viên nên dành thời gian để trau dồi, củng cố kiến thức bằng cách đọc thêm sách, giáo trình, tài liệu chuyên ngành, hoặc các em cũng có thể đăng ký học vượt để rút ngắn chương trình học. Bên cạnh đó, việc trau dồi, củng cố kiến thức khi nghỉ hè cũng sẽ giúp sinh viên duy trì thói quen học tập, tránh việc nghỉ học hẳn 3 tháng, rồi sau này đi học lại sẽ dễ bị khớp, bị đuối.
Nên rèn luyện các kỹ năng mềm khi nghỉ hè
Khi đi làm sau này, những ai vững càng nhiều kỹ năng mềm liên quan đến công việc thì sẽ càng gặp nhiều thuận lợi trong công việc. Thông thường, chương trình học ở đại học sẽ tập trung vào việc củng cố kiến thức chuyên ngành, còn các kỹ năng mềm chủ yếu sẽ do sinh viên tự rèn luyện. Chính vì thế, điều đầu tiên mà sinh viên nên làm khi nghỉ hè chính là hãy tranh thủ thời gian để tự rèn luyện các kỹ năng mềm phổ biến để phát triển bản thân, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tin học văn phòng,…
Nên gắn kết các mối quan hệ khi nghỉ hè
Nếu như trong năm học sinh viên phải bù đầu bù cổ với áp lực học hành, thi cử, điểm số, làm mình lỡ bỏ quên các mối quan hệ xung quanh, thì khi nghỉ hè sinh viên nên dành thời gian để gắn kết, hâm nóng các mối quan hệ bằng cách gặp mặt, nói chuyện, hỏi thăm mọi người. Đó có thể là gia đình, họ hàng, bạn bè, hoặc bất kỳ mối quan hệ nào mà mình muốn giữ kết nối, muốn duy trì liên lạc nhưng lâu rồi chưa nói chuyện với nhau.
Sinh viên nên đi làm thêm khi nghỉ hè
Sinh viên có thể đi làm thêm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên, nếu đi làm thêm trùng với học kỳ trên trường, thì các em cần phải sắp xếp, cân đối thời gian sao cho hợp lý, tránh để việc làm thêm ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập. Ngược lại, khi nghỉ hè, sinh viên sẽ có nhiều thời gian hơn, nên các em có thể tranh thủ để đi làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa trau dồi kinh nghiệm, vừa học hỏi thêm nhiều điều hữu ích để phát triển bản thân.
Sinh viên nên đi thực tập khi nghỉ hè
Đối với sinh viên năm 3, năm 4, các em đã tích luỹ đủ kiến thức chuyên ngành cần thiết để đi thực tập, chính vì thế, một trong những điều mà các em nên làm khi nghỉ hè chính là đi thực tập. Đó là cơ hội cực tốt để sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, hình dung được các công việc mình sẽ làm trong tương lai, được ứng dụng các kiến thức chuyên ngành đã học vào công việc, đồng thời, cũng sẽ học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng mềm quan trọng để phát triển bản thân nếu mình thật sự tập trung và cố gắng trong kỳ thực tập.
Nên tập luyện thể chất khi nghỉ hè
Sức khoẻ là tài sản vô giá của chúng ta, cho dù các em cực kỳ giỏi, cực kỳ xuất sắc, nhưng mải mê học tập đến nỗi bỏ bê sức khoẻ, không dành thời gian để tập luyện thể chất, thì mình cũng sẽ không đủ sức khoẻ để học tập, làm việc sau này. Chính vì thế, một điều quan trọng mà sinh viên nên làm khi nghỉ hè chính là hãy dành thời gian để tập luyện thể chất. Đó có thể là chơi một môn thể thao mà mình yêu thích, hoặc đi chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập gym,… hoặc bất kỳ hoạt động nào giúp các em duy trì sức khoẻ và rèn luyện thể chất. Hãy cố gắng dành ra mỗi tuần 3-4 buổi cho các hoạt động trên.
Trên đây là 6 điều sinh viên nên làm khi nghỉ hè để phát triển bản thân, các em có thể tham khảo và thực hiện để mình sẽ tận dụng thời gian 3 tháng nghỉ hè một cách hữu ích nhất, tránh việc lãng phí thời gian, để 3 tháng hè trôi qua cái vèo mà mình lại không làm được gì. Tất nhiên, ở trên chỉ là một số gợi ý để tham khảo, tuỳ bản thân mỗi người có thể chủ động làm thêm những hoạt động khác, chẳng hạn như học Tiếng Anh, miễn sao mình thấy hữu ích là được.
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
— ?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. ? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích ? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.
Bạn Trần Thanh Mẫn, sinh viên năm 4 Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Sài Gòn. Hiện tại, Thanh Mẫn đang đảm nhiệm một số vị trí như: Uỷ viên BCH Trung Ương Hội Sinh viên Việt Nam, Uỷ viên BCH HSV Việt Nam Thành phố, Uỷ viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Được bén duyên và đồng hành với hoạt động Đoàn từ những ngày cấp 3, đến khi vào Đại học Mẫn có thêm một “người bạn” mới nữa là Hội Sinh viên. Bạn cảm thấy may mắn và biết ơn vì Đoàn – Hội giúp bạn trưởng thành, học được thêm nhiều điều mới, tự tin thể hiện bản thân, biết năng nổ, có thêm được nhiều mối quan hệ, những người bạn mới và được đi đến nhiều nơi. Đặc biệt, Đoàn – Hội đã giúp Mẩn được trải nghiệm những điều mà trước kia mình nghĩ là mình sẽ không bao giờ làm được.
Với vai trò là Chủ tịch Hội Sinh viên trường, Mẫn luôn mong muốn gắn kết và cùng với tập thể anh em cán bộ Hội Sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Luôn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của hội viên, sinh viên trường và xây dựng nên thật nhiều chương trình, hoạt động, mô hình giải pháp hay sáng tạo hỗ trợ và giúp sinh viên cảm thấy rằng Hội Sinh viên sẽ luôn là một “người bạn” đồng hành đáng tin cậy của sinh viên.
Trong học tập, làm việc hay tham gia các phong trào Đoàn – Hội bạn đều cố gắng và nỗ lực. Thanh Mẫn chia sẻ: “Chúng ta cứ sống, nỗ lực hết mình, đừng bỏ cuộc vì không một nỗ lực nào không xứng đáng cả và dù cho kết quả như thế nào thì bạn sẽ cảm thấy không bao giờ hối hận thậm chí khi bạn đạt được thành công nó sẽ càng đáng quý hơn và bạn vẫn luôn tin rằng như vậy. Mẫn luôn cố gắng cân bằng việc học, việc công tác của bản thân bằng việc sắp xếp thời gian chia đều cho cả hai việc và đầu tư hơn cho việc học của mình vì hoạt động Đoàn – Hội cho bản thân nhiều điều nhưng việc học tập vẫn là quan trọng nhất. Do đặc thù ngành của Mẫn sẽ thiên về tính toán và lý thuyết khá nhiều nên mình đã lựa chọn tập trung vào học theo từ khoá, những ý chính để nắm bắt nội dung và ghi nhớ nhanh hơn.
Ngoài việc học tập ở trường, bạn cũng có đi làm thêm tại trung tâm và làm gia sư cho các bạn nhỏ Tiểu học. Công việc này giúp Mẫn trải nghiệm, áp dụng thực tế những kiến thức bạn được học và giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tốt hơn.
Để phát triển bản thân, chúng ta phải không ngừng học tập để trau dồi kiến thức, mang những kiến thức đó áp dụng sáng tạo để giúp ích cho xã hội, tham gia vào những chương trình, hoạt động tình nguyện chung tay cùng với mọi người tạo nên thật nhiều điều ý nghĩa cho cộng đồng.
Mẫn rất thích câu nói: “Khi bạn muốn bỏ cuộc hãy nhớ vì sao bạn bắt đầu”. Câu nói đã giúp bạn có thêm động lực để nhìn lại bản thân của những ngày trước đó và đã nỗ lực ra sao để đi đến hiện tại. Nếu như mình bỏ cuộc trước những khó khăn thì sẽ phí hoài nỗ lực của bản thân đã bỏ ra, vì thế bạn luôn chọn cách tiến về phía trước.