Quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở đâu?
Sự nghiệp đáng nể của nhà báo Quang Minh
BTV Quang Minh (sinh năm 1976) từng là sinh viên Học viện Ngoại giao. Anh đã ghi dấu trong lòng khán giả truyền hình nhờ sở hữu gương mặt điển trai cùng giọng nói trầm ấm, phong thái đĩnh đạc, chừng mực. Điều này đã tạo nên "thương hiệu" riêng của nhà báo Quang Minh và giúp anh được nhiều khán giả cả nước yêu quý, gọi anh là "người đàn ông Thời sự".
Nhà báo Quang Minh sở hữu gương mặt điển trai cùng giọng nói trầm ấm ghi dấu trong lòng khán giả. (Ảnh: Báo điện tử VTV)
Từ năm 2016, nhà báo Quang Minh đã thôi xuất hiện trên bản tin Thời sự 19h. Dù bận rộn với công tác quản lý trên cương vị Phó Trưởng ban Thời sự, anh vẫn tiếp tục gặp gỡ khán giả qua chương trình Vấn đề hôm nay, Đối thoại chính sách phát sóng trên kênh VTV1.
Sau đó, nhà báo Quang Minh chính thức rời Ban Thời sự và đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 kể từ ngày 18/4/2017.
Hình ảnh nhà báo Quang Minh hồi mới vào nghề. (Ảnh: TL)
Mới đây, nhà báo Lê Quang Minh (Giám đốc Trung tâm sản xuất nội dung số Đài Truyền hình Việt Nam) được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 5/11. Chia sẻ tại buổi lễ khi đảm nhận vai trò mới, nhà báo Quang Minh cho biết đây là vinh dự, trọng trách lớn đối với anh sau 23 năm phát triển và trưởng thành tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhà báo Quang Minh nhận định, trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, Truyền hình Quốc hội đứng trước cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng đối mặt thách thức. Anh nhấn mạnh sẽ nỗ lực hết mình, vận dụng tối đa kinh nghiệm truyền hình để đưa Truyền hình Quốc hội phát triển lên tầm cao mới.
Nhà báo Lê Quang Minh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ảnh VPQH
Ngoài sự nghiệp ngày càng thăng tiến, nhà báo Quang Minh có cuộc sống đời tư khá kín tiếng. Trước khi làm Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam, anh kết hôn cùng nữ nhà văn Linh Lê (tên thật Nguyễn Huyền Linh) vào tháng 9/2017. Đám cưới của nhà báo Quang Minh và nhà văn Linh Lê diễn ra tại một khách sạn lớn ở Hà Nội. Vì không muốn gây chú ý nên lễ cưới của cặp đôi chỉ có người thân, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp thân thiết.
Bà xã của nhà báo điển trai Quang Minh là con gái cố nhà văn Đà Linh (Nguyễn Đức Hùng) - người được bạn bè quý trọng, coi là "người làm sách tử tế" trong giới văn chương.
Nhà báo Quang Minh có cuộc sống hôn nhân kín tiếng. (Ảnh: TL)
Bà xã của nhà báo Quang Minh từng ra mắt nhiều tác phẩm được khán giả và giới chuyên môn đánh giá cao như: Không khóc ở Kuala Lumpur, Mùa mưa ở Singapore, Người tình Sài Gòn...
Trên trang cá nhân, vợ chồng nhà báo Quang Minh đều ít cập nhật hình ảnh mới. Đến cuối năm 2019, bà xã của nhà báo Quang Minh lần đầu công khai hình ảnh của cậu con trai đầu lòng và một số khoảnh khắc đời thường. Được biết, hiện tại bà xã của nhà báo Quang Minh ngoài dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình nhỏ, cô vẫn duy trì khả năng viết lách.
Sinh ngày 13/3/1991 tại TPHCM, Lê Quang Liêm được anh trai Lê Quang Long đưa vào thế giới cờ vua lúc mới 7 tuổi. Lê Quang Liêm nhanh chóng thành danh và trở thành kỳ thủ hiếm hoi của cờ vua Việt Nam giành được ngôi Vô địch thế giới vào năm 2013 ở nội dung cờ chớp. Trong bộ sưu tập danh hiệu, Lê Quang Liêm vô địch ở hầu như mọi cấp độ, từ trong nước ra Đông Nam Á, châu Á và thế giới.
Riêng tại SEA Games, cho dù môn cờ vua không được tổ chức đều đặn, Lê Quang Liêm vẫn có 4 HCV các nội dung đồng đội cờ nhanh và cờ tiêu chuẩn năm 2005 cùng cờ tưởng, cờ nhanh năm 2011.
Bên cạnh đó, Lê Quang Liêm còn có HCB SEA Games các nội dung cờ tiêu chuẩn năm 2005 và cờ chớp năm 2019. Anh còn vô địch nội dung cờ Chess960 ở Philippines 2019, nhưng tiếc là không có HCV do đây chỉ là nội dung thi đấu biểu diễn.
Theo hệ số Elo đánh giá sức cờ của FIDE hiện nay, Lê Quang Liêm đạt mức 2709 ở nội dung cờ tiêu chuẩn, 2660 ở cờ nhanh và 2686 ở cờ chớp. Nhưng trong mấy năm qua, vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khắp toàn cầu, FIDE hầu như không thể tổ chức thi đấu như thông thường nên các kỳ thủ chủ đấu đấu cờ trực tuyến qua mạng internet với các thể loại chủ yếu là cờ nhanh, cờ chớp và cờ bullet.
Các nội dung cờ nhanh được đánh giá là sở trường của Lê Quang Liêm, nên không bất ngờ nếu biết hiện nay, chỉ số Elo thực tế được cập nhật qua từng giải của kỳ thủ TPHCM này thật ra rất cao: Bullet 2774, cờ chớp 2774 và cờ nhanh 2715.
Đồng chí Võ Văn Kiệt thăm hỏi người dân trong lần về thăm Vĩnh Long.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng rất phong phú, cao đẹp của đồng chí gắn liền với những trang sử oanh liệt, vẻ vang của Đảng và cách mạng Việt Nam; để lại những dấu ấn đậm nét đối với đất nước, dân tộc-dấu ấn Võ Văn Kiệt; đồng thời góp phần làm rạng danh quê hương Vĩnh Long giàu truyền thống yêu nước, văn hiến, cách mạng.
Nhân cách cao đẹp, suốt đời vì nước, vì dân
Đồng chí Võ Văn Kiệt (tên khai sinh là Phan Văn Hòa) xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Bình Phụng, làng Trung Lương, tổng Bình Trung, huyện Vĩnh Trị (nay là ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long). Năm 16 tuổi, người thanh niên yêu nước Phan Văn Hòa quyết tâm tham gia cách mạng, năm 17 tuổi đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trước Cách mạng tháng Tám, trên cương vị Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên huyện Vũng Liêm, đồng chí Võ Văn Kiệt từng tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ trên địa bàn huyện (năm 1940). Trên cương vị Tỉnh ủy viên lâm thời Rạch Giá (1941-1945), đồng chí đã tham gia xây dựng, phát triển U Minh thành căn cứ địa đầu não khu vực Tây Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Rạch Giá và các tỉnh Tây Nam Bộ trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đảm nhiệm cương vị Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư Liên tỉnh ủy Hậu Giang (1955-1959), đồng chí đã kiên cường bám trụ, sát cánh cùng đồng chí Lê Duẩn xây dựng bản Đề cương cách mạng miền nam lịch sử, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời Nghị quyết 15, mở ra phong trào Đồng khởi, đưa đến bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam.
Được cử làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn (năm 1959), trước tình hình các cơ sở cách mạng ở thành phố bị địch đánh phá ác liệt, tổn thất rất nghiêm trọng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã kiến nghị hợp nhất Đảng bộ Sài Gòn-Chợ Lớn và Đảng bộ Gia Định thành Khu ủy Sài Gòn-Gia Định và được cử làm Bí thư Khu ủy (1959-1970). Chủ trương đúng đắn này đã hình thành nên một địa bàn chiến lược, gắn kết liên hoàn vùng nội thành với ven đô của thành phố và vùng nông thôn Đông Nam Bộ, giúp nhanh chóng khôi phục cơ sở cách mạng, phát triển lực lượng và phong trào cách mạng,...
Sau ngày nước nhà thống nhất, trên cương vị người đứng đầu Thành phố Hồ Chí Minh, đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn và thách thức, đồng chí đã chỉ đạo các tỉnh miền Tây Nam Bộ thu mua lương thực của nông dân theo giá thị trường để giải quyết lương thực cho hơn 3 triệu người dân thành phố; đồng thời, thực thi những biện pháp vừa quyết liệt, vừa mềm dẻo, linh hoạt, ổn định trật tự xã hội và đời sống nhân dân.
Vượt qua lối tư duy cũ, đồng chí mạnh dạn sử dụng những trí thức xuất thân từ các thành phần, có tinh thần yêu nước, cùng với đội ngũ những nhà khoa học trong nước thành lập Văn phòng nghiên cứu kinh tế, “Nhóm thứ sáu”… để nghiên cứu, đề ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Sự phát triển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh những năm đầu sau giải phóng đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng, sinh động, góp phần hình thành tư duy và đường lối đổi mới sau này.
Đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), đồng chí Võ Văn Kiệt đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện kế hoạch Nhà nước và tham mưu cho Đảng, Nhà nước những chính sách đúng đắn, sáng tạo, tháo gỡ những rào cản của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Đặc biệt, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, với tầm nhìn chiến lược, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết, đồng chí Võ Văn Kiệt luôn trăn trở, tìm ra chủ trương, giải pháp đưa đất nước vượt ra khủng hoảng kinh tế-xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đồng chí xác định, một trong những trọng tâm trong chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ là tập trung nguồn lực xây dựng các công trình kinh tế lớn của đất nước, tạo cơ sở cho nền kinh tế phát triển, như: công trình xây dựng đường dây 500kV Bắc-Nam; đường Bắc Thăng Long-Nội Bài; cao tốc Láng-Hòa Lạc; cầu Mỹ Thuận; Cảng nước sâu và Nhà máy lọc dầu Dung Quất; khai hoang vùng Đồng Tháp Mười; “ngọt hóa” vùng Tứ giác Long Xuyên,... Tất cả đều mang đậm dấu ấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Sâu nặng nghĩa tình với quê hương
Từ sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (năm 1940), đồng chí Võ Văn Kiệt rời quê hương, tham gia hoạt động cách mạng trên hầu khắp các chiến trường miền nam. Sau khi đất nước thống nhất, được giao đảm nhiệm những trọng trách của Đảng và Nhà nước, trở thành người đứng đầu Chính phủ, dù bộn bề với bao nhiệm vụ, đồng chí Võ Văn Kiệt vẫn luôn dành tình cảm sâu nặng và tâm huyết cho quê hương.
Với tư duy năng động, nhạy bén, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú và tầm nhìn chiến lược, đồng chí đã gợi mở cho lãnh đạo tỉnh nhà những ý kiến hết sức quý báu về chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nhất là cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị,...
Đồng chí chỉ ra, phải giảm diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp, phát triển diện tích vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, phát triển đàn gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản... mới giúp kinh tế Vĩnh Long phát triển. Những vấn đề lớn của tỉnh như: xây dựng các khu công nghiệp, kết nối Vĩnh Long với các nhà đầu tư, quy hoạch phát triển thị xã Vĩnh Long lên thành phố loại 3, gặp gỡ các chuyên gia xây dựng cầu Mỹ Thuận,… được đồng chí nghiên cứu rất kỹ và nêu nhiều ý kiến xác đáng.
Mỗi chuyến về thăm quê hương, đồng chí Võ Văn Kiệt đều đề nghị xuống thăm cơ sở, khi thì là một gia đình nông dân sản xuất giỏi xã Chánh An, huyện Mang Thít; lúc là bà con lao động thị trấn Vũng Liêm; đến tận các xã cù lao khảo sát việc phòng, chống lũ, bảo vệ vườn cây ăn trái; nghe chuyện cặp bờ sông Cổ Chiên phát triển gốm sứ, xí nghiệp đóng tàu,... để lắng nghe những khó khăn, trăn trở của nhân dân và chính quyền địa phương, từ đó động viên, chia sẻ và định hướng giải pháp tháo gỡ phù hợp.
Khi đã nghỉ hưu, tuổi cao sức yếu, nhưng trong các dịp lễ, ngày truyền thống, đồng chí thường xuyên thăm quê hương, thăm đồng đội cũ và những gia đình đã từng chở che cho mình trong những năm tháng ác liệt của hai cuộc kháng chiến.
Đồng chí ân cần hỏi thăm về đời sống, nhắc nhớ chuyện ân nghĩa xưa, động viên con cháu học hành, công tác tốt, chăm lo sản xuất. Nhiều người dân vẫn nhớ đồng chí về thăm gia đình đồng chí Nguyễn Hiếu Tự, một trí thức, nhà báo, nguyên Bí thư Huyện ủy và là người lãnh đạo khởi nghĩa Nam Kỳ ở Tam Bình năm 1940; thăm và giúp đỡ bà Tạ Tú Xuân, con gái của đồng chí Tạ Uyên, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, người đã kết nạp đồng chí vào Đảng,...
Đồng chí luôn quan tâm và có nhiều ý kiến thiết thực về công tác bảo tồn, bảo tàng, xây dựng khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng; trăn trở về xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Cửu Long và Công viên Khởi nghĩa Nam Kỳ tại thị trấn Vũng Liêm để tri ân người xưa và tưởng nhớ đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Đồng chí đã tặng Thư viện tỉnh 500 cuốn sách quý, làm phong phú thêm nguồn tài liệu phục vụ bạn đọc và góp phần thiết thực vào sự nghiệp nâng cao dân trí.
Với quê hương, đất nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã sống trọn vẹn nghĩa tình; đã cống hiến biết bao tâm huyết, sức lực cho khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc và sự vươn lên mạnh mẽ của dân tộc. Sẽ còn vang vọng mãi lời căn dặn ân tình của đồng chí: “Còn dân là còn tất cả. Có dân sẽ làm nên tất cả”.
Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Long luôn trân trọng tri ân những công lao, cống hiến to lớn của đồng chí với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, vinh dự và tự hào về người con ưu tú Sáu Dân-Võ Văn Kiệt làm rạng danh quê hương. Nhân cách đạo đức sáng ngời, sự nghiệp cách mạng cao cả của đồng chí mãi là tấm gương mẫu mực để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Vĩnh Long học tập, noi theo.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng rất phong phú, cao đẹp của đồng chí gắn liền với những trang sử oanh liệt, vẻ vang của Đảng và cách mạng Việt Nam; để lại những dấu ấn đậm nét đối với đất nước, dân tộc-dấu ấn Võ Văn Kiệt; đồng thời góp phần làm rạng danh quê hương Vĩnh Long giàu truyền thống yêu nước, văn hiến, cách mạng.
Nhân cách cao đẹp, suốt đời vì nước, vì dân
Đồng chí Võ Văn Kiệt (tên khai sinh là Phan Văn Hòa) xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Bình Phụng, làng Trung Lương, tổng Bình Trung, huyện Vĩnh Trị (nay là ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long). Năm 16 tuổi, người thanh niên yêu nước Phan Văn Hòa quyết tâm tham gia cách mạng, năm 17 tuổi đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trước Cách mạng tháng Tám, trên cương vị Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên huyện Vũng Liêm, đồng chí Võ Văn Kiệt từng tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ trên địa bàn huyện (năm 1940). Trên cương vị Tỉnh ủy viên lâm thời Rạch Giá (1941-1945), đồng chí đã tham gia xây dựng, phát triển U Minh thành căn cứ địa đầu não khu vực Tây Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Rạch Giá và các tỉnh Tây Nam Bộ trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đảm nhiệm cương vị Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư Liên tỉnh ủy Hậu Giang (1955-1959), đồng chí đã kiên cường bám trụ, sát cánh cùng đồng chí Lê Duẩn xây dựng bản Đề cương cách mạng miền nam lịch sử, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời Nghị quyết 15, mở ra phong trào Đồng khởi, đưa đến bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam.
Được cử làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn (năm 1959), trước tình hình các cơ sở cách mạng ở thành phố bị địch đánh phá ác liệt, tổn thất rất nghiêm trọng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã kiến nghị hợp nhất Đảng bộ Sài Gòn-Chợ Lớn và Đảng bộ Gia Định thành Khu ủy Sài Gòn-Gia Định và được cử làm Bí thư Khu ủy (1959-1970). Chủ trương đúng đắn này đã hình thành nên một địa bàn chiến lược, gắn kết liên hoàn vùng nội thành với ven đô của thành phố và vùng nông thôn Đông Nam Bộ, giúp nhanh chóng khôi phục cơ sở cách mạng, phát triển lực lượng và phong trào cách mạng,...
Sau ngày nước nhà thống nhất, trên cương vị người đứng đầu Thành phố Hồ Chí Minh, đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn và thách thức, đồng chí đã chỉ đạo các tỉnh miền Tây Nam Bộ thu mua lương thực của nông dân theo giá thị trường để giải quyết lương thực cho hơn 3 triệu người dân thành phố; đồng thời, thực thi những biện pháp vừa quyết liệt, vừa mềm dẻo, linh hoạt, ổn định trật tự xã hội và đời sống nhân dân.
Vượt qua lối tư duy cũ, đồng chí mạnh dạn sử dụng những trí thức xuất thân từ các thành phần, có tinh thần yêu nước, cùng với đội ngũ những nhà khoa học trong nước thành lập Văn phòng nghiên cứu kinh tế, “Nhóm thứ sáu”… để nghiên cứu, đề ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Sự phát triển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh những năm đầu sau giải phóng đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng, sinh động, góp phần hình thành tư duy và đường lối đổi mới sau này.
Vượt qua lối tư duy cũ, đồng chí mạnh dạn sử dụng những trí thức xuất thân từ các thành phần, có tinh thần yêu nước, cùng với đội ngũ những nhà khoa học trong nước thành lập Văn phòng nghiên cứu kinh tế, “Nhóm thứ sáu”… để nghiên cứu, đề ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.
Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
Đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), đồng chí Võ Văn Kiệt đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện kế hoạch Nhà nước và tham mưu cho Đảng, Nhà nước những chính sách đúng đắn, sáng tạo, tháo gỡ những rào cản của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Đặc biệt, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, với tầm nhìn chiến lược, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết, đồng chí Võ Văn Kiệt luôn trăn trở, tìm ra chủ trương, giải pháp đưa đất nước vượt ra khủng hoảng kinh tế-xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đồng chí xác định, một trong những trọng tâm trong chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ là tập trung nguồn lực xây dựng các công trình kinh tế lớn của đất nước, tạo cơ sở cho nền kinh tế phát triển, như: công trình xây dựng đường dây 500kV bắc-nam; đường Bắc Thăng Long-Nội Bài; cao tốc Láng-Hòa Lạc; cầu Mỹ Thuận; Cảng nước sâu và Nhà máy lọc dầu Dung Quất; khai hoang vùng Đồng Tháp Mười; “ngọt hóa” vùng Tứ giác Long Xuyên,... Tất cả đều mang đậm dấu ấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Sâu nặng nghĩa tình với quê hương
Từ sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (năm 1940), đồng chí Võ Văn Kiệt rời quê hương, tham gia hoạt động cách mạng trên hầu khắp các chiến trường miền nam. Sau khi đất nước thống nhất, được giao đảm nhiệm những trọng trách của Đảng và Nhà nước, trở thành người đứng đầu Chính phủ, dù bộn bề với bao nhiệm vụ, đồng chí Võ Văn Kiệt vẫn luôn dành tình cảm sâu nặng và tâm huyết cho quê hương.
Với tư duy năng động, nhạy bén, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú và tầm nhìn chiến lược, đồng chí đã gợi mở cho lãnh đạo tỉnh nhà những ý kiến hết sức quý báu về chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nhất là cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị,...
Đồng chí chỉ ra, phải giảm diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp, phát triển diện tích vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, phát triển đàn gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản... mới giúp kinh tế Vĩnh Long phát triển. Những vấn đề lớn của tỉnh như: xây dựng các khu công nghiệp, kết nối Vĩnh Long với các nhà đầu tư, quy hoạch phát triển thị xã Vĩnh Long lên thành phố loại 3, gặp gỡ các chuyên gia xây dựng cầu Mỹ Thuận,… được đồng chí nghiên cứu rất kỹ và nêu nhiều ý kiến xác đáng.
Mỗi chuyến về thăm quê hương, đồng chí Võ Văn Kiệt đều đề nghị xuống thăm cơ sở, khi thì là một gia đình nông dân sản xuất giỏi xã Chánh An, huyện Mang Thít; lúc là bà con lao động thị trấn Vũng Liêm; đến tận các xã cù lao khảo sát việc phòng, chống lũ, bảo vệ vườn cây ăn trái; nghe chuyện cặp bờ sông Cổ Chiên phát triển gốm sứ, xí nghiệp đóng tàu,... để lắng nghe những khó khăn, trăn trở của nhân dân và chính quyền địa phương, từ đó động viên, chia sẻ và định hướng giải pháp tháo gỡ phù hợp.
Khi đã nghỉ hưu, tuổi cao sức yếu, nhưng trong các dịp lễ, ngày truyền thống, đồng chí thường xuyên thăm quê hương, thăm đồng đội cũ và những gia đình đã từng chở che cho mình trong những năm tháng ác liệt của hai cuộc kháng chiến.
Đồng chí ân cần hỏi thăm về đời sống, nhắc nhớ chuyện ân nghĩa xưa, động viên con cháu học hành, công tác tốt, chăm lo sản xuất. Nhiều người dân vẫn nhớ đồng chí về thăm gia đình đồng chí Nguyễn Hiếu Tự, một trí thức, nhà báo, nguyên Bí thư Huyện ủy và là người lãnh đạo khởi nghĩa Nam Kỳ ở Tam Bình năm 1940; thăm và giúp đỡ bà Tạ Tú Xuân, con gái của đồng chí Tạ Uyên, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, người đã kết nạp đồng chí vào Đảng,...
Đồng chí luôn quan tâm và có nhiều ý kiến thiết thực về công tác bảo tồn, bảo tàng, xây dựng khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng; trăn trở về xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Cửu Long và Công viên Khởi nghĩa Nam Kỳ tại thị trấn Vũng Liêm để tri ân người xưa và tưởng nhớ đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Đồng chí đã tặng Thư viện tỉnh 500 cuốn sách quý, làm phong phú thêm nguồn tài liệu phục vụ bạn đọc và góp phần thiết thực vào sự nghiệp nâng cao dân trí.
Với quê hương, đất nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã sống trọn vẹn nghĩa tình; đã cống hiến biết bao tâm huyết, sức lực cho khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc và sự vươn lên mạnh mẽ của dân tộc. Sẽ còn vang vọng mãi lời căn dặn ân tình của đồng chí: “Còn dân là còn tất cả. Có dân sẽ làm nên tất cả”.
Với quê hương, đất nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã sống trọn vẹn nghĩa tình; đã cống hiến biết bao tâm huyết, sức lực cho khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc và sự vươn lên mạnh mẽ của dân tộc. Sẽ còn vang vọng mãi lời căn dặn ân tình của đồng chí: “Còn dân là còn tất cả. Có dân sẽ làm nên tất cả”.
Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Long luôn trân trọng tri ân những công lao, cống hiến to lớn của đồng chí với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, vinh dự và tự hào về người con ưu tú Sáu Dân-Võ Văn Kiệt làm rạng danh quê hương. Nhân cách đạo đức sáng ngời, sự nghiệp cách mạng cao cả của đồng chí mãi là tấm gương mẫu mực để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Vĩnh Long học tập, noi theo.
TS BÙI VĂN NGHIÊM, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long