Bạo Lực Học Đường Hiện Nay Nghị Luận

Bạo Lực Học Đường Hiện Nay Nghị Luận

Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay?

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay là một dạng bài viết phân tích, đánh giá và bàn luận về vấn đề áp lực học tập mà học sinh đang phải đối mặt. Bài viết này thường đi sâu vào các nguyên nhân gây ra áp lực, những ảnh hưởng của áp lực đến học sinh, và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu áp lực đó.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay được các bạn học sinh trung học phổ thông thực hành viết trong chương trình học của mình.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay?

Bài 1: Áp lực học tập - gánh nặng hay động lực?

Áp lực học tập, một thực tế không thể phủ nhận trong đời sống học sinh hiện đại. Liệu đó là một gánh nặng đè nặng lên đôi vai non nớt, hay là một động lực thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn?

Một mặt, áp lực học tập mang đến những hệ quả tiêu cực. Khi phải đối mặt với núi bài tập, kỳ thi dày đặc, nhiều bạn học sinh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm. Áp lực từ gia đình, nhà trường và xã hội khiến các em cảm thấy bị bó buộc, không có không gian để phát triển bản thân. Điều này dẫn đến việc học tập trở thành một gánh nặng, làm giảm đi niềm vui và sự hứng thú với việc học.

Mặt khác, áp lực học tập cũng là một động lực thúc đẩy chúng ta nỗ lực hơn. Khi cảm thấy áp lực, chúng ta sẽ có động lực để học tập chăm chỉ hơn, tìm tòi kiến thức mới. Áp lực cũng giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì, sự tự giác và khả năng quản lý thời gian. Nhờ có áp lực, chúng ta mới có thể vượt qua giới hạn của bản thân và đạt được những thành công nhất định.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cân bằng giữa áp lực và niềm vui trong học tập? Điều quan trọng là mỗi chúng ta cần phải xác định được mục tiêu học tập của mình. Khi có mục tiêu rõ ràng, chúng ta sẽ có động lực để vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, việc xây dựng một kế hoạch học tập hợp lý, biết cách quản lý thời gian và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô cũng rất quan trọng.

Giảm áp lực học tập: Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Áp lực học tập ngày càng trở thành vấn đề nan giải trong xã hội hiện đại. Để giúp học sinh giảm bớt gánh nặng này, cần có sự chung tay của nhiều phía.

Trước hết, nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thay vì chỉ tập trung vào kiến thức sách vở, nhà trường cần đa dạng hóa phương pháp dạy học, tạo ra môi trường học tập năng động, sáng tạo. Việc giảm tải chương trình, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các buổi tư vấn tâm lý sẽ giúp học sinh giảm stress, tìm thấy niềm vui trong học tập. Bên cạnh đó, nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ, từ đó có thể hỗ trợ học sinh tốt hơn.

Gia đình cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý và thành tích học tập của con cái. Cha mẹ nên tạo không khí gia đình ấm áp, tôn trọng ý kiến của con, tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập. Thay vì so sánh con mình với người khác, cha mẹ nên khích lệ con phát triển theo khả năng của bản thân. Việc cùng con lập kế hoạch học tập, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sẽ giúp con cảm thấy được yêu thương và an tâm hơn.

Bản thân học sinh cũng cần chủ động trong việc quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch học tập hợp lý. Việc tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật không chỉ giúp giảm stress mà còn rèn luyện sức khỏe, tăng cường sự tự tin. Học sinh cũng nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, gia đình khi gặp khó khăn.

Cuối cùng, xã hội cũng cần có những chính sách phù hợp để giảm áp lực học tập cho học sinh. Việc giảm thiểu các kỳ thi, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển toàn diện là những giải pháp cần thiết. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông cũng nên có vai trò tích cực trong việc truyền tải những thông điệp đúng đắn về học tập, giúp học sinh có cái nhìn khách quan hơn về thành công.

Tóm lại, áp lực học tập là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân học sinh. Mỗi cá nhân cần có những đóng góp phù hợp để tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, giúp học sinh vừa học tốt vừa có một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

*Lưu ý: Thông tin về nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay chỉ mang tính chất tham khảo./.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay? Quan điểm xây dựng chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông là gì? (Hình từ Internet)

Viết đoạn văn nghị luận về trang phục

Nhân dân ta từ xưa đã có câu tục ngữ: “ Cái răng cái tóc là góc con người”. Trong mọi hoàn cảnh, vẻ bề ngoài “cái răng, cái tóc” được xem là “góc” của một con người. Nhưng bên cạnh “răng, tóc” thì quan trọng hơn chính là trang phục. Trang phục của một người ảnh hưởng như thế nào đến “góc con người”. Nó phản ánh văn hóa ra sao? Trước hết, ta hiểu rằng trang phục muốn nói đến bề ngoài của con người, là những vật ta khoác lên, mang theo trên mình như quần, áo, váy vóc, giày dép và các phụ kiện…Còn văn hóa là hành vi, lối sống, cách ứng xử, trình độ học vấn…Trang phục và văn hóa của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc là không như nhau nhưng lại cùng tồn tại, song hành tạo nên những giá trị và bản sắc riêng. Giữa trang phục và văn hóa có quan hệ qua lại, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Qua cái nhìn đầu tiên, cách ăn mặc của một người còn giúp ta có cái nhìn chủ quan về tính cách, trình độ văn hóa của đó. Tất nhiên một người học sinh mặc quần vải, áo trắng sẽ để lại ấn tượng rất khác một bạn mang trên mình trang phục hầm hố, phụ kiện dây xích lằng nhằng. Tất nhiên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc sử dụng trang phục để thể hiện văn hóa riêng. Chúng ta hãy lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi của mình. Trang phục đi học, trang phục đi chơi, trang phục ở nhà… Chắc chắn rằng, không ít người đã lầm lẫn, chọn sai trang phục trong nhiều trường hợp và rất đáng tiếc vì vô hình chung họ bị đánh giá sai. Việc chọn trang phục chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt hơn bởi bạn mang trên mình không chỉ trang phục mà còn là văn hóa.

Nghị luận trang phục của giới trẻ - Mẫu 3

Các cụ ta thường dạy rằng: “Quen trông dạ, lạ trong áo quần”, từ đó đủ thấy tầm quan trọng của bộ trang phục đối với chúng ta. Cách ăn mặc cũng chính là cách mỗi người tự giới thiệu về bản thân mình với những người xung quanh. Rèn luyện sự chỉn chu, cẩn thận trong lựa chọn trang phục lại càng cần thiết và có ý nghĩa hơn với những học sinh trung học cơ sở – lứa tuổi vẫn còn đang cắp sách tới trường.

Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ chỉ có bộ đồng phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa như sự hồn nhiên, trong trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo, sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng, bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo, chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của mình nữa đúng không? Ấy thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác mặc dẫn tới vi phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như mang cạp trễ, quần bó, áo chẽn, làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này. Không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh mới cho phù hợp với “thị trường”.

Nhưng các bạn đâu biết rằng, quan niệm đẹp của lứa tuổi chúng ta đâu chỉ dựa vào những “mốt” đó. Mặc đồ là phải phù hợp với lứa tuổi, ví dụ như tuổi chúng ta nên mặc những bộ đồ giản dị, kín đáo, lịch sự, thể hiện mình là người có giáo dục. Hay nếu đến đám tang, liệu bạn nên mặc đồ sẫm, tối hay sặc sỡ? Đó là sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đấy! Còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quan niệm đẹp chính là điều kiện gia đình. Nếu bố mẹ bạn chỉ có thu nhập trung bình, có lẽ bạn nên hướng tới vẻ đẹp tiện dụng, giản dị mà giá cả phải chăng, thay vì những bộ đồ lộng lẫy mà giá cả chục triệu đồng.

Vậy đua đòi theo mốt nọ, mốt kia có hại gì mà chúng ta phải tránh? Mốt thời trang thường có giá khá cao, lại thường xuyên thay đổi, nếu muốn cập nhật thì bố mẹ bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền không nhỏ để thỏa mãn sở thích vô tận đó. Ngoài ra, bạn cũng phải dành nhiều thời gian ngoài cửa hiệu để chọn đồ nữa chứ. Mà thời gian dành cho thời trang nhiều thì dĩ nhiên thời gian dành cho học tập sẽ ít đi. Khi đó, nếu kết quả học tập của bạn sa sút thì cũng không có gì khó hiểu. Không chỉ vậy, bạn còn đánh mất sự yêu thương và tôn trọng của người khác nữa. Thật là những hệ lụy khôn lường!

Thế thì chắc hẳn phải có nguyên nhân gì đó mới khiến các bạn từ bỏ nhiều thứ như vậy để đến với thời trang nhỉ? Xin thưa, phần lớn là do quan niệm sai lầm của chính các bạn, rằng phải ăn mặc theo mốt mới được coi là sành điệu, là đẳng cấp. Cũng có thể đó là do sự nuông chiều thái quá của các bậc phụ huynh, cái gì cũng đáp ứng khiến cho con em mình trở thành quen… Và còn nhiều lí do khác nữa mà các bạn nên xem lại bản thân mình đi nhé!

Chính Pi- e Các- đanh. Nhà tạo mốt nổi tiếng của thủ đô Pa- ri nước Pháp, đã khẳng định: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội […]. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Bên cạnh đó, ngoài vẻ đẹp của trang phục bề ngoài là quần áo, thì hơn hết thảy các thứ trang sức ngọc ngà khác chính là vẻ đẹp của phẩm hạnh và trí tuệ. Nếu quần áo đẹp mà trí tuệ trống rỗng, tâm hồn khô khan thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh giá xứng đáng từ người khác đâu, tôi cam đoan là như vậy đấy!

Không thể phủ nhận rằng, trang phục sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người chúng ta. Nhưng trước khi lựa chọn một bộ trang phục nào, khoác lên mình bộ cánh mới nào, các bạn đừng quên tự nhắc nhở mình rằng: trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau, các bạn nhé!