Chế độ thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Nhóm loại trừ của mã ngành 1020
Mã ngành 1020 loại trừ những trường hợp sau đây:
- Chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu chuyên dùng được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt).
- Sản xuất dầu mỡ từ nguyên liệu thủy sản được phân vào nhóm 10401 (Sản xuất dầu, mỡ động vật).
- Sản xuất các món ăn chế biến sẵn từ thủy sản được phân vào nhóm 10752 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản).
- Sản xuất súp cá được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản
Hai từ mang sắc thái nghĩa tương tự nhau dễ nhầm lẫn là popular (nổi tiếng) và common (phổ biến)
- popular mang ý nghĩa tích cực. Khi nói một người, vật hay địa điểm nào đó ‘popular’ có nghĩa là người, vật và địa điểm đấy được nhiều người ưa thích hoặc biết đến.
Ví dụ: This annual event is wildly popular. (Sự kiện hàng năm này phổ biến rộng rãi)
- common mang ý nghĩa trung tính, có nghĩa là ‘thông thường, phổ biến’
Ví dụ: Jackson is a common English name. (Jackson là một cái tên tiếng Anh phổ biến)
Kinh doanh chế biến rong biển có thuộc nhóm mã ngành 1020 về chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản không?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 1020 thuộc 102 - 1020: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Cụ thể nhóm này gồm:
- Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói...
- Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối...
- Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá.
- Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.
- Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá.
Trong đó, còn có các nhóm nhỏ như:
(i) 10201: Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh:. Nhóm này gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh.
- Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đông lạnh.
(ii) 10202: Chế biến và bảo quản thủy sản khô. Nhóm này gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản khô.
- Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp sấy, hun khói, ướp muối và đóng hộp.
(iii) 10203: Chế biến và bảo quản nước mắm. Nhóm này gồm: Chế biến và bảo quản mắm từ cá và các động vật sống dưới nước khác.
(iv) 10209: Chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản. Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản chưa được phân vào đâu.
Như vậy, đối với hoạt động kinh doanh chế biến rong biển sẽ thuộc nhóm về chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản. Theo đó, đăng ký mã ngành 1020.
Mã ngành 1020: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thực phẩm dùng làm nguyên liệu nấu ăn
Sự khác biệt giữa industrial area và export processing zone:
- industrial area: khu công nghiệp được thành lập với mục đích thu hút vốn đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp dùng để cung ứng cho thị trường trong nước - xuất khẩu và các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
VD: It's very difficult for me to retain workers, especially since we are surrounded by foreign companies in this industrial area. - Đối với chúng tôi giữ được công nhân là rất khó khăn vì xung quanh công ty húng tôi trong khu công nghiệp này là các công ty nước ngoài.
- export processing zone: khu chế xuất được thành lập với mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm các doanh nghiệp chuyên về sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho hoạt động xuất hàng xuất khẩu.
VD: Tan Thuan export processing zone is in Ho Chi Minh City. - Khu chế xuất Tân Thuận nằm ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm 1010, nhóm 10401, nhóm 10752 và nhóm 10790 là gì?
(i) 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Cụ thể trong đó bao gồm các hoạt động chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
(ii) 10401: Sản xuất dầu, mỡ động vật. Nhóm này gồm:
- Sản xuất mỡ động vật, trừ nấu và lọc mỡ lợn và các loại động vật ăn được khác (gia cầm).
- Sản xuất dầu và dầu động vật không ăn được.
(iii) 10752: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản. Nhóm này gồm các hoạt động sản xuất các món ăn sẵn từ thủy sản (bao gồm thủy sản đóng hộp và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không),
(iv) 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Nhóm này gồm:
- Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn.
- Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt.
- Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo.
- Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.
- Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã).
- Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm.
- Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng.
- Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt.
- Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo.
- Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến.
- Sản xuất thực phẩm chức năng.
Kim ngạch xuất khẩu vượt xa mục tiêu đề ra
Theo con số công bố của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản 11 tháng năm 2021 đạt 14,27 tỷ USD, tăng tới 21% so với năm 2020. Đáng chú ý, ước giá trị xuất khẩu cả năm 2021 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020 và vượt kế hoạch đặt ra (14 tỷ USD). Giá trị xuất siêu cao, ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020.
Trong đó, riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020; lâm sản ngoài gỗ 1,1 tỷ USD, tăng 29,5%. Không chỉ vậy, giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống giữ mức tăng trưởng cao, cụ thể: Trung Quốc 23,7%; Hoa Kỳ 21,4%; EU 14,4 %; Nhật Bản 6,7%; Hàn Quốc 5,7%.
Đây là những con số tăng trưởng ấn tượng bởi chỉ cách ít tháng trước đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành gỗ và lâm sản đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, chưa tìm ra lối thoát, nhất là trong các tháng 7,8,9 khi dịch bùng phát trên diện rộng tại các tỉnh phía Nam, lệnh giãn cách xã hội được thực hiện gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất của ngành. Đó là những thời điểm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh, khi trong tháng 7/2021 đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 17,3% so với kim ngạch xuất khẩu của tháng 6/2021. Bước sang tháng 8 xuất khẩu gỗ tiếp tục đà giảm sâu khi 15 ngày đầu tháng 8 chỉ đạt 373,8 triệu USD, tương đương 45,5% so với kim ngạch 15 ngày đầu tháng 7,…
Đánh giá về kết quả xuất khẩu đạt được của ngành gỗ và lâm sản trong năm 2021, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhìn nhận, đây là con số “ngoạn mục” trong bối cảnh khó khăn bủa vây, nhất là khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ. Trong đó, 70% hoạt động sản xuất của ngành nằm ở vùng tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ. Nhiều nhà máy phải đóng cửa, dừng hoạt động. Đáng chú ý là diễn ra vụ việc Điều tra 301 của Chính phủ Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ của Việt Nam khi đây là thị trường chiếm thị phần rất lớn (gần 60%) của ngành gỗ và lâm sản,…Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, với vào cuộc của các bộ, ngành và đặc biệt là sự nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, của các doanh nghiệp, hiệp hội đã tạo nên kết quả thành công này.
Theo ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, đã có thời điểm trong năm 2021, bức tranh của ngành gỗ “màu xám” khi các doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc hoạt động co hẹp quy mô sản xuất. Người lao động không có việc làm, rời công ty trở về quê; việc chậm trễ trong giao hàng cho đối tác, kim ngạch xuất khẩu lao dốc, do đó, rất lo lắng cho các mục tiêu của ngành hàng được đề ra.
“Lúc đó, có dự đoán đưa ra rằng, những kết quả đạt được của ngành gỗ trong thập kỷ vừa qua có thể sẽ đảo chiều, thậm chí suy thoái nhưng đến thời điểm này bức tranh của ngành đã chuyển từ “màu xám” sang “màu sáng”. Kim ngạch xuất khẩu của tháng 11/2021 tăng 34% với với tháng 10. Trên 90% lao động cua ngành hiện đã quay trở lại sản xuất, tình trạng đứt gãy các chuỗi cung về nguyên liệu, vật tư trong nước đã khắc phục được phần nào” – ông Đỗ Xuân Lập cho hay.
Theo ông Lập, yếu tố giúp tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ những tháng cuối năm, đó là sự thay đổi trong chỉ đạo của Chính phủ chuyển từ chiến lược diệt dịch COVID-19 sang chiến lược sống chung với dịch. Các “điểm sáng” còn lại đó chính là nỗ lực của từng doanh nghiệp trong duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Điều này thấy rõ trong một năm đầy khó khăn nhưng các hiệp hội, doanh nghiệp đã đề ra các kế hoạch, hành động để ngành gỗ phát triển bền vững. Trong đó, lãnh đạo của các hiệp hội gỗ đã có các buổi làm việc với Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,…để đề nghị tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành gỗ. Đồng thời, để tập trung vào đầu mối nhằm lan tỏa thương hiệu ngành gỗ Việt Nam, các hiệp hội thống nhất hình thành công ty tổ chức sự kiện chung của cả ngành thay vì tổ chức sự kiện rời rạc như hiện nay. Bên cạnh đó, các hiệp hội đã liên tục nắm bắt tình hình, duy trì kênh kết nối thường xuyên và hiệu quả với cơ quan quản lý nhà nước về tác động của đại dịch để đưa ra các kiến nghị kịp thời, giúp cho việc hình thành các chính sách có tính thực tiễn cao, góp phần giảm thiểu tác động của dịch bệnh.
Thực hiện chiến lược chủ động sống chung với dịch, các doanh nghiệp trong ngành đã tích cực xây dựng năng lực và chuyên môn về khía cạnh y tế; xây dựng kế hoạch, bố trí chỗ ở an toàn cho công nhân vừa đảm bảo mục tiêu ngăn ngừa dịch, vừa tạo tâm lý yên tâm sản xuất cho người lao động.
Đó là những nỗ lực không ngừng nghỉ, thể hiện “sức rươn”, “sức vướn” mạnh mẽ của ngành hàng gỗ và lâm sản trong thời gian qua, không chịu đầu hàng trước khó khăn, không nản lòng, để có thể xoay chuyển tình thế, đạt được kết quả xuất khẩu “ngoạn mục” trong năm 2021.
Bước sang năm 2022, ngành chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên, với mục tiêu năm tới đang được đề ra với mức từ 16,5 tỷ USD trở lên (tăng 5,7% so với năm 2021) với giá trị kim ngạch xuất khẩu là mốc thử sức mới đòi hỏi ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản cần tiếp tục có thêm nhiều nỗ lực, sáng kiến mới, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn còn hiện hữu, sẽ tiếp tục có những tác động lên hoạt động, sản xuất của ngành.
Bên cạnh đó là thị hiếu của người tiêu dùng các sản phẩm gỗ tại một số thị trường Châu Âu thay đổi từ sử dụng đồ mộc ngoại thất bằng các loại sản phẩm thay thế như nhựa, sắt thép và các vật liệu thân thiện với môi trường. Một số địa phương - nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ của cả nước đang phải cạnh tranh về lao động, hạ tầng với các ngành công nghiệp khác.
Đồng thời, thực hiện các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam sẽ phải cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu sản phẩm gỗ, do vậy, sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với đồ gỗ của các quốc gia thành viên thuộc các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Thứ nữa, đó là các thị trường chính xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng yêu cầu thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp. Nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa ngày càng gia tăng; cạnh tranh thương mại diễn ra phức tạp. Chủ nghĩa bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ của nước ta.
Trước bối cảnh trên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Bùi Chính Nghĩa cho rằng, trong năm 2022, các hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản cần tiếp tục trao đổi thông tin, giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt và có các giải pháp kịp thời, tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là những ảnh hưởng của dịch COVID-19 để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản. Đặc biệt, cần tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; kịp thời phát hiện và thông báo đến các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, cần chủ động xây dựng kịch bản, kế hoạch phục hồi sản xuất để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 thay thế cho phương thức sản xuất “3T” hoặc “Một cung đường hai điểm đến” có nhiều hạn chế. Tiếp tục chủ động phát triển thương hiệu doanh nghiệp, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cam kết, nói không với gỗ bất hợp pháp; đảm bảo giữ uy tín với bạn hàng đối tác.
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương Điền Quang Hiệp cho rằng, để tiếp tục có được kết quả tốt trong năm tới, ngành gỗ cần phát triển được vùng nguyên liệu gỗ lớn. Đồng thời, hình thành được khu nguyên phụ liệu tập trung, các khu công nghiệp chuyên ngành chế biến gỗ nhằm tạo nên chuỗi liên kết; hình thành trung tâm trưng bày và phân phối sản phẩm cho toàn bộ ngành công nghiệp của cả nước, trong đó có công nghiệp chế biến gỗ. Đặc biệt, cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực. Đây là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại cho ngành chế biến gỗ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) – ông Nguyễn Quốc Khanh nhấn mạnh, hiện nay thị phần xuất khẩu hàng nội thất chất lượng cao vào các thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn. Do đó, các doanh nghiệp có những đầu tư và chú trọng để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, để có giá trị cao, các sản phẩm xuất khẩu của ngành gỗ trong tương lai phải có hàm lượng chất xám. Như vậy, cần có sự đầu tư vào các công đoạn, trong đó có việc thiết kế mẫu mã sản phẩm. Đặc biệt, với chuyển đổi số, ngành gỗ cần có nhận thức sớm về sự cần thiết của vấn đề này, nếu không sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với sự phát triển chung của thế giới,…
Rõ ràng, nhìn lại kết quả sản xuất, kinh doanh của ngành gỗ và lâm sản trong năm 2021 cho thấy, toàn ngành hàng đã thể hiện rõ tinh thần “vượt khó”, nỗ lực tháo gỡ từng khó khăn trong từng mắt xích, để vượt qua giai đoạn “màu xám” của ngành, đưa kim ngạch xuất khẩu vượt mục tiêu đề ra, đồng thời đóng góp quan trọng vào kết quả chung của kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ngành Nông nghiệp. Đây là kết quả đáng mừng trong bối cảnh “đặc biệt” hiện nay, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ trên cả nước, gây khó khăn toàn diện cho đời sống kinh tế - xã hội của cả nước.
Hy vọng tinh thần “vượt khó” này sẽ được ngành duy trì và tiếp tục phát triển trong năm 2022 để đưa ngành hàng sớm đạt được mục tiêu đề ra như trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, đến năm 2025, phấn đấu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt từ 18-20 tỷ USD./.
Tuy nhiên, cách định nghĩa này sẽ khó có thể làm “sáng tỏ” ý nghĩa thực sự của thực phẩm chế biến. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại thực phẩm “siêu chế biến” phổ biến nhất hiện nay bao gồm các loại đồ ăn như: thịt đã qua chế biến (thịt muối, thịt xông khói, xúc xích…),
(pizza, gà rán…), các loại bánh ngọt, kẹo, v.v... Nhưng không phải tất cả thực phẩm chế biến đều được tạo ra theo cách giống nhau. Bên cạnh đó, người dùng cũng khó có thể phân biệt rõ giữa “thực phẩm chế biến” và “món ăn chế biến”, đơn cử như món gà rán mua ở cửa hàng KFC (thực phẩm chế biến) và món gà chiên nước mắm làm tại nhà (món ăn chế biến).