Công Ty Thuận Việt Nợ Thuế

Công Ty Thuận Việt Nợ Thuế

Cục Thuế tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp tạm dừng sử dụng hoá đơn đối với Công ty CP Thuận Thảo, để thi hành thông báo thuế nợ ngày 7/2/2024 của Cục Thuế Phú Yên.

Tổng Quan về Công Ty TNHH Việt Thuận Thành

Cty TNHH Việt Thuận Thành được thành lập năm 2003 với Trụ sở chính tại số 229 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Vốn điều lệ Công ty là 1.600 tỉ đồng. Công ty chúng tôi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Các Dự án đang triển khai hiện nay gồm: Tòa nhà Văn phòng V-Tower 26 tầng tại Bình Thạnh, Khu phức hợp Trung tâm Thương mại & Căn hộ V-Citilight gồm 7 block 24-29 tầng tại Biên Hòa. Các Dự án dự kiến sẽ triển khai gồm tòa nhà 27 tầng V-Center tại Bình Thạnh, Trung tâm Thương mại V-Shopping World tại Đắc Lắc, Khu phức hợp V-Complex 5ha gồm 10 block cao tầng tại Biên Hòa, cảng V-Port tại Đồng Nai, Sân Golf 400ha tại Đắc Lắc, Khu đô thị mới Nhơn Trạch vv... Định hướng của Chúng tôi sẽ trở thành một trong những Doanh nghiệp hàng đầu tại VN trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS.

(CATP) Liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) và một số cơ quan, tổ chức liên quan, ngày 20/12/2023, Bộ Công an cho biết đã bắt tạm giam đối với Lê Duy Minh (SN 1972, Giám đốc Sở Tài chính, nguyên Cục trưởng Cục thuế TPHCM) để điều tra về hành vi "Nhận hối lộ".

Cục trưởng Cục Thuế để công ty nợ thuế "khủng"

Như Chuyên đề Công an TPHCM đã phản ánh, Công ty Xuyên Việt Oil có số tiền nợ thuế rất cao, trong danh sách nợ thuế nêu ra hồi tháng 8/2023 với số tiền lên đến 1.529 tỷ đồng. Vào thời điểm đó, Cục Thuế TPHCM đã công khai danh sách các doanh nghiệp nợ thuế đợt 2 năm 2023. Trong đó, Công ty Xuyên Việt Oil đứng đầu danh sách với số nợ thuế "khủng" là 1.529 tỷ đồng (chiếm đến gần 19% tổng số nợ) và trong đó tiền thuế bảo vệ môi trường của Công ty Xuyên Việt Oil là hơn 1.244 tỷ đồng. Gây chú ý dư luận, vào khoảng tháng 01/2020, Công ty Xuyên Việt Oil chỉ nợ ngân sách Nhà nước hơn 89 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường. Nhưng chỉ ba năm sau, số nợ đã tăng lên hàng ngàn tỷ và cũng chính thời điểm "nợ thuế tăng lên chóng mặt này" là trong lúc ông Lê Duy Minh làm lãnh đạo Cục Thuế TPHCM.

Vào thời điểm đó, phía Công ty Xuyên Việt Oil có văn bản giải trình về tình trạng nợ thuế của mình là do thực tế đứt gãy nguồn cung xăng dầu tại TPHCM năm 2022 và sự thay đổi đột ngột chính sách tín dụng của ngân hàng khiến Công ty Xuyên Việt Oil không cân đối kịp nguồn tài chính để nộp các khoản thuế tới hạn theo quy định. Tuy nhiên, ngày 10/10/2023 vừa qua, Tổng cục Thuế đã có văn bản gửi Cục Thuế TPHCM, trong đó chỉ ra những bất thường liên quan đến công tác quản lý thuế với Công ty Xuyên Việt Oil dẫn đến tình trạng nợ thuế hàng ngàn tỷ đồng chưa thể thu hồi. Trong văn bản của Tổng cục Thuế nêu rõ việc từ năm 2020 đến tháng 07/2022, Công ty Xuyên Việt Oil còn khả năng nộp thuế, nhưng Cục Thuế TPHCM chưa quyết liệt yêu cầu Công ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, mà chỉ áp dụng các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế sau khi Công ty phát sinh số tiền thuế nợ lớn nên mới dẫn đến tình trạng nợ thuế với số tiền rất lớn.

Giám đốc Sở Tài chính, nguyên Cục trưởng Cục Thuế TPHCM - Lê Duy Minh

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre - Lê Đức Thọ

Trước đây, vào ngày 08/9/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan như nêu trên. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng ra Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) và Nguyễn Thị Như Phương (Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil). Cả hai lãnh đạo của Công ty Xuyên Việt Oil bị điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Sau khi Viện KSND tối cao phê chuẩn các quyết định và Lệnh tố tụng nêu trên, cùng ngày Cơ quan điều tra đã thực hiện Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của giám đốc và phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil.

Công ty Xuyên Việt Oil từng bị thu hồi giấy phép

Trước khi lãnh đạo Công ty Xuyên Việt Oil bị bắt, vào khoảng tháng 8/2023, Công ty Xuyên Việt Oil cũng đã bị Bộ Công thương thu hồi giấy phép xuất, nhập khẩu xăng dầu. Quyết định này được thực hiện sau khi Bộ Công thương lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu năm 2023 của 4 thương nhân đầu mối xăng dầu. Theo quyết định, Công ty Xuyên Việt Oil cũng phải chuyển ngay toàn bộ số tiền quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước và gửi bản sao chứng từ chuyển nộp tiền về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công thương (Vụ Thị trường trong nước). Được biết, Công ty Xuyên Việt Oil là 1 trong số 40 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên cả nước, được quyền xuất nhập khẩu xăng dầu. Một trong những điều kiện quan trọng để Công ty Xuyên Việt Oil có được giấy phép làm đầu mối là đáp ứng về hệ thống phân phối, bên cạnh các quy định về cầu cảng, kho chứa, phương tiện vận chuyển...

Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil - Mai Thị Hồng Hạnh (trái) và Phó Giám đốc Nguyễn Thị Như Phương

Mới đây, vào ngày 14/12/2023, mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre) về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" và thực hiện Lệnh khám xét nhà ở của ông Lê Đức Thọ tại TP.Hà Nội.

Đối với ông Lê Đức Thọ, trước khi được Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Trước khi về công tác Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông Lê Đức Thọ có một thời gian dài làm việc tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn. Vào tháng 8/2013, khi đang là Phó tổng Giám đốc một ngân hàng, ông Lê Đức Thọ được bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước. Sau đó, từ tháng 4/2014 đến 10/2018, ông Lê Đức Thọ quay lại ngân hàng thương mại cổ phần trải qua nhiều chức vụ như thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc một ngân hàng; đến tháng 10/2018 là Chủ tịch HĐQT của một ngân hàng.

Khi nào đăng công khai nợ thuế doanh nghiệp?

Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về doanh nghiệp bị cơ quan quản lý thuế công khai nợ thuế doanh nghiệp khi thuộc một trong 9 trường hợp sau:

(1) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

(2) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

(3) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

(4) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.

(5) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

(6) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.

(7) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.

(8) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

(9) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.

Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp ở đâu? Khi nào đăng công khai nợ thuế doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyển công khai thông tin người nộp thuế?

Căn cứ Khoản 3 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền công khai thông tin người nộp thuế như sau:

- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý thuế nơi quản lý khoản thu ngân sách nhà nước căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn, để quyết định việc lựa chọn các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế có vi phạm theo quy định.

- Trước khi công khai thông tin người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính chính xác thông tin công khai. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin công khai. Trường hợp thông tin công khai không chính xác, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế thực hiện đính chính thông tin và phải công khai nội dung đã đính chính theo hình thức công khai.

Công ty Dầu khí Đông Phương (Orient Oil) nợ thuế gần 1.000 tỷ đồng.

Trên bảng danh sách nợ thuế mà Cục Thuế Cần Thơ phát hành, doanh nghiệp nợ thuế "khủng" gần 1000 tỷ đồng là Công ty CP Dầu khí Đông Phương, có trụ sở chính đăng ký tại KCN Hưng Phú 2A, phường Phú Thứ, quận Cái Răng. Hiện doanh nghiệp này đã bị Cục Thuế cưỡng chế tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên, số tiền hiện có trong tài khoản của doanh nghiệp này không đáp ứng được việc thu hồi nợ thuế nên Cục Thuế Cần Thơ tiếp tục cưỡng chế hóa đơn. Để tiếp tục kinh doanh, doanh nghiệp phải cam kết với ngành thuế nộp thuế 30% doanh thu trên hóa đơn để Cục Thuế xuất hóa đơn cho doanh nghiệp.

Theo thông tin tìm hiểu được, Công ty Dầu khí Đông Phương (Orient Oil) được thành lập vào ngày 20/12/2010 theo giấy phép kinh doanh số 0310529019 với chức năng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xăng dầu, hệ thống kho cầu cảng, hệ thống phân phối các sản phẩm xăng dầu tại thị trường trong nước và quốc tế.

Năm 2012, Nhà máy Pha chế xăng dầu Đông Phương được khởi công với tổng số vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng, công xuất thiết kế 130.000 MT/năm sản xuất ra các sản phẩm xăng, dầu, LPG, dung môi …

Năm 2013, Công ty được Bộ Công Thương cấp giấy phép Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Xăng dầu số 08-XD/GP-BCT .Tháng 12/2013 Nhà máy Pha chế xăng dầu Đông Phương đi vào hoạt động cho ra những sản phẩm xăng dầu đầu tiên mang thương hiệu “Orient Oil“.

Tháng 04/2015 Nhà máy sản xuất Dầu khí Đông Phương của Công ty được chính phủ đưa vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam tầm nhìn 2015 – 2025.

Tháng 04/2018, Công ty được UBND TP. Cần Thơ cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Tháng 11/2018, Công ty được Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 cấp Giấy chứng nhận pha chế xăng RON 95 và sản xuất nhiên liệu Diezen.

Được biết, bắt đầu  từ năm 2018, Công ty Dầu khí Đông Phương bắt đầu trượt dài vào con đường nợ thuế khi nợ 108 tỷ đồng tiền thuế vào năm 2018, sang năm 2019 số nợ tăng lên 115 tỷ đồng. Đến năm 2020 thì số tiền nợ thuế tăng vọt lên 630 tỷ đồng và đến thời điểm tháng 6/201 số tiền nợ thuế tăng lên gần 1.000 tỷ đồng.

Trong danh sách nợ thuế "khủng" mà Cục Thuế tỉnh Cần Thơ phát hành, còn có nhiều doanh nghiệp nợ hàng trăm tỷ đồng, như: Công ty TNHH Xây dựng Ngân Thuận nợ 477 tỷ đồng, Công ty TNHH Xăng dầu Tây Nam S.W.P – Chi nhanh Cần Thơ nợ 153 tỷ đồng, Công ty TNHH Thiên Lộc nợ 127 tỷ đồng, Chi nhánh Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu tại Cần Thơ nợ 62 tỷ đồng, Công ty CP Dầu khí năng lượng Cần Thơ nợ gần 39 tỷ đồng, Công ty sửa chữa, xây dựng công trình – Cơ khí giao thông 721 nợ 54 tỷ đồng, Công ty CP 720 nợ 39,5 tỷ đồng…