Quản lý nhà hàng khách sạn là ngành gì, ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không, tỷ lệ thất nghiệp thế nào, học ngành này ra làm gì… Để có một khởi đầu ít bỡ ngỡ và toàn tâm theo đuổi lâu dài lĩnh vực Quản lý nhà hàng khách sạn, trước hết, bạn cần có cái nhìn bao quát lẫn chi tiết về cơ hội nghề nghiệp và đối tượng theo học của ngành này. Vậy hãy cùng huongnghiepaau.com giải đáp nhanh các câu hỏi xoay quanh ngành Quản lý nhà hàng khách sạn trong bài viết sau đây nhé.
Học Quản Trị Khách Sạn Có Dễ Xin Việc Không?
Nhiều bạn trẻ muốn học ngành Quản trị nhà hàng khách sạn nhưng lưỡng lự do chưa biết học Quản trị khách sạn có dễ xin việc không. Sinh viên học ngành này có thể tìm việc tại rất nhiều cơ sở kinh doanh như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới, du thuyền, công ty tổ chức sự kiện… ở đa dạng các vị trí như lễ tân, concierge, tổng đài, phục vụ bàn, nhân viên buồng phòng, nhân viên sales…
Học Quản trị khách sạn có dễ xin việc? (Nguồn ảnh: TTC Hotel – Michelia)
Hiện tại, các nhà hàng, khách sạn quy mô lớn ở nước ta vẫn đang thiếu nhân sự cấp quản lý. Cộng với nhân sự mới cung ứng cho ngành mỗi năm lại gặp vấn đề về tay nghề yếu, cần đào tạo lại, giao tiếp tiếng Anh kém… Do đó, bạn trẻ được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ tốt… sẽ rất có lợi thế khi khởi nghiệp và thăng tiến về sau ở nhà hàng, khách sạn mang thương hiệu quốc tế.
Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn Là Gì?
Quản lý nhà hàng khách sạn (còn gọi là Quản trị nhà hàng khách sạn) bao gồm các hoạt động về hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra mọi cá thể và hoạt động, quy trình diễn ra trong cơ sở kinh doanh lưu trú và ẩm thực như khách sạn, resort, nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới…
Quản lý nhà hàng khách sạn là gì? (Nguồn ảnh: Caravelle Saigon)
Nếu định nghĩa theo “ngành học”, thì Quản trị khách sạn (bao gồm cả nhà hàng) là ngành học thiên về giảng dạy nghiệp vụ phục vụ, kỹ năng quản lý, tổ chức và vận hành các hoạt động trong khách sạn, từ lên kế hoạch kinh doanh cho đến quản trị chất lượng dịch vụ, tài chính, nhân sự và những hoạt động kiểm tra và giám sát các khu vực trong khách sạn.
Khi học Quản trị khách sạn, Quản lý nhà hàng khách sạn…, bạn sẽ được học về nghiệp vụ phục vụ, kiến thức quản lý và kỹ năng mềm. Sau khi đi làm một thời gian, ứng dụng nghiệp vụ thành thạo, tích lũy đủ kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, kèm theo một số tố chất cần thiết khác, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn như trưởng ca, giám sát, quản lý… với mức lương đáng mơ ước.
I. Tầm quan trọng của quản lý dịch vụ nhà hàng trong khách sạn
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc quản lý dịch vụ nhà hàng hiệu quả là yếu tố quyết định đến sự thành công của một khách sạn. Một nhà hàng được quản lý tốt không chỉ đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách hàng mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng tỷ lệ khách hàng quay lại và giới thiệu.
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng, góp phần xây dựng lòng trung thành và tạo tiếng vang tích cực cho thương hiệu.
Tăng doanh thu: Một nhà hàng được quản lý tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.
Nâng cao hiệu quả hoạt động: Quản lý hiệu quả giúp tối ưu hóa các nguồn lực, giảm thiểu chi phí và tăng năng suất lao động.
Đối Tượng Phù Hợp Để Học Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn
Nhà hàng khách sạn là ngành dịch vụ mến khách và hướng tới mục tiêu chính là chăm sóc, phục vụ và thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức tối ưu. Do đó, để theo đuổi ngành này, bạn cần xác định bản thân có thực sự yêu thích công việc chăm sóc và phục vụ người khác hay không, có sức khỏe tốt và sức bền tinh thần không, có thể lắng nghe và nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu người khác không…
Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cũng là tiêu chí đánh giá liệu bạn có thực sự thích hợp với nghề hay không, bởi nhà hàng, khách sạn là môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ cực kỳ năng động và đòi hỏi ở cả nhân viên và quản lý năng lực sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trau dồi kỹ năng này theo thời gian.
Cần cân nhắc một số yếu tố trước khi học ngành Quản lý nhà hàng khách sạn
Ở giai đoạn khởi đầu, bạn bắt buộc phải bắt đầu với vị trí nhân viên. Nhưng để phát triển lên cấp quản lý về sau, bạn cần xác định liệu bản thân có tiềm ẩn tố chất lãnh đạo không. Cụ thể, nắm bắt tâm lý nhân viên và khách hàng, tư duy nhanh nhạy đề ra giải pháp tức thời và hiệu quả, khả năng kết nối và truyền cảm hứng cho nhân viên… là những tố chất mà nhà quản lý tiềm năng cần có. Thế nhưng, các kỹ năng này cũng cần thời gian để học và trau luyện lâu dài.
Hướng Nghiệp Á Âu vừa cùng bạn tìm hiểu Quản lý nhà hàng khách sạn là ngành gì, học Quản trị khách sạn có dễ xin việc không, học Quản lý nhà hàng khách sạn có khó không… Hiểu rõ nhu cầu nhân lực mạnh mẽ của ngành và mong muốn trang bị hành trang tốt nhất cho bạn trẻ muốn theo đuổi ngành Quản lý nhà hàng khách sạn, Hướng Nghiệp Á Âu đã đưa vào giảng dạy khóa Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn.
Đây là khóa học ngắn hạn được Hướng Nghiệp Á Âu đầu tư xây dựng với hệ thống kiến thức bám sát tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý cho học viên, đảm bảo tính ứng dụng cao nhất để học viên có thể vận dụng vào thực tế khi đi làm.
Nếu có thắc mắc về khóa học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn, các bạn vui lòng điền vào form đăng ký bên dưới hoặc gọi số 1800 6148 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất là một tài liệu quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mô hình công
Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Tiếng Anh Là Gì?
Dù là “Quản lý nhà hàng khách sạn” hay “Quản trị nhà hàng khách sạn” thì trong tiếng Anh, cụm từ phổ biến sẽ là Hotel and Restaurant Management.
Quản trị nhà hàng khách sạn tiếng Anh là Hotel and Restaurant Management (Nguồn ảnh: Babylon Premium Hotel & Spa)
Tỷ Lệ Thất Nghiệp Quản Trị Khách Sạn
Trải qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, hiện các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đang dần sẵn sàng quay lại “đường đua”. Khảo sát từ JobsGO trong năm 2022 cho thấy, 65.2% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, tạo nên một cuộc “đại tuyển dụng” diễn ra trên toàn quốc đối với nhân lực cung ứng cho ngành Nhà hàng Khách sạn.
Tỷ lệ thất nghiệp ngành Quản trị khách sạn cao hay thấp? (Nguồn ảnh: Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay)
Ngoài ra, đại diện từ Savills Hotels cho biết trong thời gian tới, thị trường dự kiến sẽ chào đón vô số dự án mang thương hiệu quốc tế đi vào hoạt động ở các điểm du lịch quen thuộc như Best Western Plus Marvella Nha Trang, Radisson Resort Phan Thiết, Regent Phú Quốc, Voco Hotel Đà Nẵng, Mercure Đà Lạt…, tạo ra nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn. Vì thế, tỷ lệ thất nghiệp ngành Quản trị khách sạn được kỳ vọng sẽ giảm mạnh trong tương lai.
Giải Quyết Khiếu Nại Từ Khách Hàng
Ngoài ra, ngành Quản lý nhà hàng khách sạn còn bao gồm các khía cạnh khác như Quản trị cơ sở vật chất, Quản trị chất lượng dịch vụ, Quản trị thương hiệu…
Công việc của quản lý nhà hàng, khách sạn xoay quanh quản trị về nhân sự, chất lượng dịch vụ… (Nguồn ảnh: Babylon Premium Hotel & Spa)
III. Ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà hàng
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng: Các phần mềm như POS, quản lý đặt bàn, quản lý kho giúp tự động hóa các quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả quản lý.
Tối ưu hóa quy trình làm việc bằng AI và Automation: Áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa vào các công việc lặp đi lặp lại như dự báo nhu cầu nguyên liệu, quản lý đặt bàn, giúp nhân viên tập trung vào các công việc sáng tạo hơn.
Marketing kỹ thuật số: Sử dụng các kênh marketing online để tiếp cận khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu và tăng doanh thu.
Quản lý dịch vụ nhà hàng trong khách sạn là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư và nỗ lực không ngừng. Bằng cách áp dụng các chiến lược quản lý hiệu quả, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ, các nhà hàng có thể nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và đạt được thành công bền vững.
II. Chiến lược quản lý nhà hàng hiệu quả
1. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp:
Xây dựng chương trình đào tạo bài bản: Đào tạo nhân viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng phục vụ, quy trình làm việc và văn hóa doanh nghiệp.
Phát triển kỹ năng mềm: Tập trung vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng với tình huống.
Đánh giá và phát triển: Thực hiện đánh giá hiệu suất thường xuyên để nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp.
2. Quản lý thực đơn và nguyên liệu:
Lựa chọn thực đơn phù hợp: Xây dựng thực đơn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời phù hợp với định vị của nhà hàng.
Kiểm soát chất lượng nguyên liệu: Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tươi ngon, và áp dụng các phần mềm quản lý kho để tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu.
Cập nhật xu hướng: Thường xuyên cập nhật các xu hướng ẩm thực mới để tạo ra những món ăn độc đáo và thu hút khách hàng.
3. Tối ưu hóa dịch vụ khách hàng:
Lắng nghe phản hồi: Tích cực thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng thông qua các kênh như bảng khảo sát, mạng xã hội, hoặc trực tiếp khi phục vụ.
Áp dụng công nghệ: Sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng (CRM) để theo dõi hành vi, sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp.
Xử lý khiếu nại: Xây dựng quy trình xử lý khiếu nại rõ ràng, nhanh chóng và chuyên nghiệp để chuyển hóa những khách hàng không hài lòng thành những khách hàng trung thành.
4. Quản lý giao tiếp với khách hàng:
Xây dựng chính sách phục vụ chuyên nghiệp: Đào tạo nhân viên giao tiếp lịch sự, thân thiện, giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh.
Sử dụng CRM: Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết.
Cá nhân hóa dịch vụ: Tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho từng khách hàng dựa trên sở thích và nhu cầu của họ.